-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ứng xử tế nhị ở tuổi mầm non
Ngày 08/03/2022
ỨNG XỬ TẾ NHỊ Ở TUỔI MẦM NON
Đã bao giờ bố mẹ gặp phải tình huống ngại ngùng vì sự hồn nhiên của các bạn nhỏ? Thật may là chúng ta có cách kiểm soát sự vô tư ấy mà không khiến các bạn í hết hồn nhiên.
Không ít bố mẹ đã từng cảm thấy “xí hổ” vì những câu nói vô tư của các bạn nhỏ như: “Mẹ ơi sao cô kia béo thế?” hay “Chú này mùi hôi quá!”.
Khi ở độ tuổi mầm non, các bé không cố tình cư xử thô lỗ, phân biệt đối xử hay bất lịch sự, thường vì bé không hiểu rõ các hoàn cảnh thích hợp để chia sẻ những suy nghĩ của mình và bật ra ngay những điều đầu tiên xuất hiện trong đâu.
Đừng vội mắng bé vì sự “hồn nhiên con trẻ” này, hãy từ từ dạy bé cách cư xử đúng để bé cẩn thận hơn trong những tình huống tương tự. Bố mẹ hãy thử những tips sau đây để không còn bối rối mỗi khi con “vô tư” nữa nhé:
1. Bài học về lời cảm ơn
Nếu chẳng may bé có thất vọng tràn trề và nói “Con có cái này rồi” khi mở món quà sinh nhật từ ông bà, thì bé chỉ đang trung thực nhưng vô ý, vì vậy bố mẹ hãy bình tĩnh và bắt đầu dạy cho bé về lời cảm ơn. Khi nói chuyện cùng bé, bố mẹ nên nhìn vào mắt con, và chỉ cho con rằng chúng ta cần nói cảm ơn khi được tặng quà, kể cả khi con đã có món đó, và mỗi món quà đều có điểm thú vị và đặc biệt riêng. Thay vì bị mắng, đây chính là lúc bé biết thêm kĩ năng nhận quà mới đấy!
Tham khảo ngay Bộ sách Kĩ năng giúp trẻ tư duy tích cực (13 cuốn) - "Bí kíp" dạy bé các kĩ năng ứng xử.
2. Bài học về sự nhạy cảm
Đôi khi con trẻ không hiểu rõ những vấn đề tế nhị và có thể dõng dạc nhận xét tiêu cực về ngoại hình một người nào đó bé gặp. Trong những tình huống này, bố mẹ không nên tức giận và ép bé nói lời xin lỗi ngay lập tức, vì bé cũng thường không hiểu được lí do bố mẹ nổi nóng. Hãy thay bé nói lời xin lỗi, sau đó bố mẹ có thể giải thích cho bé khi ở riêng với con, rằng khi gặp những điều tương tự, chúng ta nên giữ những điều ấy và con có thể nói riêng với mẹ sau, vì nhận xét về ngoại hình người khác trước mặt họ là bất lịch sự. Hoặc để “an toàn” hơn, bố mẹ có thể cùng bé đặt những kí hiệu ngầm như vẫy tay hoặc khịt mũi để tránh những lời “vô ý” ở nơi công cộng.
3. Lắng nghe chính mình
Không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể kiểm soát toàn bộ những điều con trẻ nói. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát những gì mình nói ra. Chính vì vậy, hãy cẩn thận trong những lời nói với con, bởi rất có thể một lời nhận xét tiêu cực từ bố mẹ về hàng xóm lại khiến bé bắt chước. Bố mẹ hãy luôn nhớ con cái chính là tấm gương phản chiếu những điều bố mẹ làm!